您现在的位置是:NEWS > Kinh doanh
Nhận định, soi kèo Levski Sofia vs Spartak Varna, 22h45 ngày 21/2: Tôn trọng đối thủ
NEWS2025-02-24 09:04:01【Kinh doanh】6人已围观
简介 Pha lê - 21/02/2025 08:41 Nhận định bóng đá g xem lịchxem lịch、、
很赞哦!(597)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Newcastle vs Nottingham Forest, 21h00 ngày 23/2: Rút ngắn khoảng cách
- Đồng Nai ghi nhận ca tử vong đầu tiên do bệnh sởi
- Bệnh viện Đa khoa Phương Đông vào "Top 10 bệnh viện tốt nhất Việt Nam 2024"
- Khóc khi quan hệ tình dục là do cảm xúc hay bệnh lý?
- Nhận định, soi kèo Công an Hà Nội vs Thể Công Viettel, 19h15 ngày 23/2: Đối thủ khó ưa
- Nỗi ám ảnh… teo tinh hoàn sau quai bị
- 4 mẹo đơn giản tăng cường sức đề kháng của trẻ
- Thẩm mỹ viện AURA khai trương cơ sở thứ 5 tại Rạch Giá
- Soi kèo phạt góc Empoli vs Atalanta, 0h00 ngày 24/2
- Niềng răng trong suốt: Tiền mất mà răng vẫn xấu, vì sao?
热门文章
站长推荐
Soi kèo phạt góc Aston Villa vs Chelsea, 00h30 ngày 23/2
">4 bí kíp của những người sống thọ nhất thế giới (Video: Đoàn Thủy).
4 bí kíp của những người sống thọ nhất thế giới
">3 loại rau tốt nhất thế giới được bán nhiều ở chợ Việt (Video: Đoàn Thủy).
3 loại rau tốt nhất thế giới được bán nhiều ở chợ Việt
Bé trai bị đứt lìa 3 ngón tay khi dùng dao cắt quả mít (Ảnh: BV).
Phát hiện sự việc, người nhà bé Đ. cố tìm kiếm nhưng chỉ thấy được một ngón tay bị cắt đứt, sau đó nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện địa phương để sơ cứu, cầm máu rồi tiếp tục chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 2 trong đêm muộn.
Nhận tin báo từ khoa, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Ngà vội vã vào bệnh viện. Qua thăm khám, ekip điều trị ghi nhận bệnh nhi đứt rời hoàn toàn 3 ngón tay, người nhà chỉ mang đến ngón số 4 của bàn tay trái.
Các bác sĩ đã phẫu thuật khâu nối vi phẫu ngón tay xuyên đêm cho bệnh nhi. Vì bệnh nhi là trẻ lớn, mặt cắt của chi đứt rời không bị dập nát, cũng như phần ngón tay đứt được bảo quản cẩn thận và đúng cách, nên ca phẫu thuật kết thúc thuận lợi sau 3 giờ đồng hồ.
Tuy nhiên, đến ngày thứ 2 hậu phẫu, các bác sĩ phát hiện vị trí nối của bệnh nhi có huyết khối. Do đó, ekip điều trị đã phải mở vết thương bơm rửa, phẫu thuật xử lý huyết khối và làm lại miệng nối.
Ngón tay số 4 của bệnh nhi đã được nối, trong khi 2 ngón bị đứt lìa còn lại phải làm mỏm cụt (Ảnh: BV).
Hiện tại, bệnh nhi tiếp tục được dùng kháng đông và theo dõi sát, dự kiến ít nhất phải 15-20 ngày nữa mới biết được ngón tay nối có phục hồi được hay không.
Theo bác sĩ Ngà, trong năm nay Bệnh viện Nhi đồng 2 đã tiếp nhận cấp cứu, điều trị cho khoảng 20 trường hợp bị đứt lìa hoặc gần lìa ngón tay. Nguyên nhân hầu hết đến từ tai nạn sinh hoạt, như bị dây curoa xe cuốn tay, bị mảnh kính cắt hoặc do chơi pháo tự chế gây nổ.
Có những trường hợp vết thương vị trí đứt lìa bị dập nát nặng, nên không thể nối lại chi, phải làm mỏm cụt. Đáng chú ý, đối tượng gặp nạn hầu hết là trẻ nhỏ dưới 6 tuổi.
Bệnh nhi tiếp tục được theo dõi sát 15-20 ngày với ngón tay đã nối lại (Ảnh: BV).
Khi gặp các vết thương đứt lìa ở vị trí tay, chân, trẻ sẽ ảnh hưởng chức năng cầm nắm, cử động thường xuyên. Do đó, việc khâu nối thành công có ý nghĩa quan trọng, giúp trẻ phục hồi chức năng, tránh co rút, nhiễm trùng cùng các di chứng khác.
Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào tình trạng của vết thương và cách xử lý ban đầu. Bác sĩ Ngà khuyến cáo, khi có người gặp sự cố đứt lìa, cần ưu tiên cầm máu cho bệnh nhân bằng băng gạt hay dùng khăn, vải sạch quấn lại. Các bộ phận bị đứt lìa cần bảo quản đúng cách (bỏ vào túi nilon, buộc kín và ướp đá) để tránh gây nhiễm trùng.
Nếu có nghi ngờ tai nạn ảnh hưởng đến xương, cần dùng nẹp cố định vết thương trong quá trình di chuyển, sau đó đưa nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
">Bé trai cắt mít bị đứt lìa 3 ngón tay, phải mổ 2 lần
Nhận định, soi kèo Athletic Bilbao vs Real Valladolid, 20h00 ngày 23/2: Cái rổ đựng bóng
Đây là giải thưởng do Viện Nghiên cứu Kinh tế châu Á phối hợp cùng Liên hiệp Khoa học Phát triển Doanh nghiệp Việt Nam tổ chức hằng năm để xét chọn các đơn vị có đóng góp tích cực cho xã hội, có độ phủ rộng và chấp hành tốt quy định của pháp luật.
Hệ thống tiêm chủng VNVC được vinh danh "Top 10 thương hiệu xuất sắc - Sản phẩm dịch vụ chất lượng, "Môi trường làm việc tốt nhất châu Á - Thái Bình Dương 2024" (Ảnh: Bá Đạt).
Sau 8 năm thành lập, VNVC có hơn 200 trung tâm tiêm chủng trên toàn quốc, phục vụ hàng chục triệu lượt khách hàng mỗi năm.
Tính đến tháng 10, VNVC đã đưa về và triển khai tiêm chủng đầu tiên tại Việt Nam hàng chục loại vaccine mới như vaccine não mô cầu B thế hệ mới, vaccine phế cầu 23, vaccine zona thần kinh (bệnh giời leo), vaccine sốt xuất huyết…
Mới đây, VNVC ký kết tiến tới hợp tác với hãng dược phẩm Sanofi (Pháp) để sản xuất một số vaccine của Sanofi tại nhà máy đạt tiêu chuẩn EU GMP (thực hành tốt theo tiêu chuẩn châu Âu) của VNVC ở Việt Nam. Sự kiện đánh dấu lần đầu tiên một doanh nghiệp tư nhân Việt Nam ký kết hướng đến hợp tác về chuyển giao kỹ thuật với tập đoàn hàng đầu thế giới như Sanofi để sản xuất các vaccine quan trọng ngay tại Việt Nam.
Trong năm 2024, VNVC mở thêm hơn 50 trung tâm tiêm chủng, số lượng nhân sự tăng hơn 1.000 người. Qua đó xây dựng mô hình nhân sự chuyên môn cao, chuyên biệt hóa với hơn 10.000 người, trên 3.000 bác sĩ, gần 4.000 điều dưỡng và hơn 3.000 cán bộ, nhân viên y tế chuyên nghiệp sau 8 năm hoạt động.
Trong đó, 100% bác sĩ, điều dưỡng được cấp chứng chỉ An toàn tiêm chủng của Bộ Y tế; gần 90% điều dưỡng có tay nghề cao bậc 3/4, bậc 4/4 là các bậc chuyên môn cao, có khả năng đào tạo cho điều dưỡng dưới bậc; 100% nhân viên thường xuyên được đào tạo kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng dịch vụ khách hàng cao cấp.
VNVC thường xuyên tổ chức các buổi đào tạo tay nghề, thực hành xử trí phản ứng sau tiêm ở tất cả các trung tâm VNVC trên toàn quốc.
Chia sẻ về quy trình tuyển dụng một điều dưỡng tại VNVC, ThS Nguyễn Thị Kim Oanh, Giám đốc điều dưỡng VNVC cho hay, dù đầu vào các điều dưỡng đã đạt tiêu chuẩn cao so với mặt bằng chung nhưng vẫn phải trải qua đào tạo liên tục từ 2 đến 3 tháng các kỹ năng chuyên môn và dịch vụ.
Khi vào làm việc ở trung tâm, điều dưỡng sẽ được phân công ở vị trí phụ tiêm, sau vài tháng cọ xát thực tế phục vụ khách hàng mới được thi lên vị trí tiêm chính, tham gia thi tay nghề theo định kỳ để khẳng định năng lực và có cơ hội thăng tiến, tăng lương, thưởng theo quy định. Do đó, tất cả đều nỗ lực học tập, rèn luyện, phục vụ khách hàng tiêm chủng an toàn, nhẹ nhàng.
Điều dưỡng tại VNVC có chứng chỉ an toàn tiêm chủng, kỹ năng tiêm nhẹ nhàng, thấu hiểu tâm lý khách hàng.
"Các chính sách về lương thưởng, phúc lợi, đãi ngộ hấp dẫn là những yếu tố giúp VNVC giữ chân người lao động. Tại VNVC, 100% cán bộ nhân viên được chăm lo hưởng lương và chế độ đầy đủ kể cả trong 3 năm đại dịch. VNVC luôn hoạch định lộ trình phát triển sự nghiệp và cơ hội thăng tiến để người lao động an tâm công tác", ông Võ Tuấn Hiển, Giám đốc nhân sự Hệ thống tiêm chủng VNVC khẳng định.
Ngoài nguồn nhân lực chính yếu như bác sĩ, điều dưỡng, VNVC còn tiên phong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nhiều lĩnh vực "ngách" như nhân viên logistics, vận hành và kiểm soát chất lượng kho lạnh theo chuẩn quốc tế để có thể vận hành, kiểm soát hệ thống hàng trăm kho lạnh bảo quản vaccine quy mô lớn trên toàn quốc theo những tiêu chuẩn khắt khe để đảm bảo chất lượng và độ an toàn của vaccine.
VNVC đầu tư lớn xây dựng đội ngũ nhân sự vận hành, hệ thống kho lạnh, dây chuyền lạnh đạt chuẩn GSP tiêu chuẩn quốc tế, có thể bảo quản đồng thời hơn 400 triệu liều vaccine chất lượng cao.
VNVC là đơn vị sáng kiến nâng cấp, chuẩn hóa các xe lạnh vận chuyển vaccine để trở thành hệ thống kho lạnh di động vận chuyển vaccine chuyên nghiệp đạt chuẩn GSP, góp phần giúp VNVC hoàn thiện mắt xích quan trọng trong dây chuyền bảo quản vaccine đạt chuẩn GSP quy mô lớn và hiện đại hàng đầu cả nước.
Hệ thống xe lạnh đạt chuẩn GSP được gọi là "kho lạnh di động" giúp VNVC điều chuyển vaccine an toàn đến mọi miền Tổ quốc, hạn chế tình trạng khan hiếm vaccine.
Ngoài việc mở rộng mạng lưới, VNVC định hướng trong năm 2025 sẽ tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lực nghiên cứu chuyên sâu về các loại vaccine, virus, vi khuẩn trong cộng đồng như phế cầu khuẩn, virus hợp bào hô hấp RSV…
Đồng thời, đơn vị cũng tiếp tục mang về các loại vaccine phòng các bệnh hô hấp ở trẻ em và người lớn như vaccine phế cầu mới, vaccine hợp bào hô hấp RSV, vaccine phòng cúm liều cao cho người lớn…
">VNVC được bình chọn "Môi trường làm việc tốt nhất châu Á
Lễ ký kết chuyển giao chuyên môn kỹ thuật giữa Bệnh viện Răng Hàm Mặt TPHCM và Bệnh viện huyện Bình Chánh (Ảnh: BV).
Buổi lễ ký kết đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh răng hàm mặt tại Bệnh viện huyện Bình Chánh.
Cụ thể, Bệnh viện Răng Hàm Mặt TPHCM sẽ tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu để nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt của Bệnh viện huyện Bình Chánh.
Bên cạnh đó, Bệnh viện huyện Bình Chánh sẽ được hỗ trợ trong việc tiếp nhận và điều trị các trường hợp bệnh nhân phức tạp. Khi có những trường hợp vượt quá khả năng của cơ sở tuyến huyện, Bệnh viện Răng Hàm Mặt TPHCM sẽ tiếp nhận.
Bệnh viện huyện Bình Chánh sẽ được hỗ trợ trong việc tiếp nhận và điều trị các trường hợp bệnh nhân phức tạp (Ảnh: BV).
Hai đơn vị cam kết phối hợp chặt chẽ cùng xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ hợp tác phát triển lâu dài, bền vững, theo từng giai đoạn cụ thể.
Việc hợp tác nêu trên sẽ giúp người dân được tiếp cận với các dịch vụ y tế hiện đại ngay tại địa phương, giảm tải cho tuyến trên và tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại.
"Chúng tôi sẽ tận dụng tối đa các nguồn lực và cơ hội để xây dựng một chuyên khoa răng hàm mặt vững mạnh, không chỉ đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh hiện tại mà còn đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành y tế địa phương", bác sĩ Cường khẳng định.
Người cao tuổi vui mừng khi được chăm sóc răng miệng miễn phí (Ảnh: BV).
Song song lễ ký kết, 2 bệnh viện cũng đã phối hợp tổ chức chương trình khám, điều trị răng miệng miễn phí cho 100 người dân có hoàn cảnh khó khăn, người cao tuổi trên địa bàn huyện Bình Chánh, với nhiều loại hình dịch vụ như trám răng, nhổ răng, cạo vôi răng...
Trong đó, nhiều trường hợp đã được làm hàm giả tháo lắp, tìm lại nụ cười đẹp sau thời gian bị ảnh hưởng cả về chức năng ăn uống lẫn thẩm mỹ.
Cùng với sự hỗ trợ của Phòng Y tế huyện và Trung tâm Y tế huyện Bình Chánh, các y bác sĩ đã mang đến những niềm vui, giúp người dân giải quyết nhiều vấn đề về răng miệng.
Hiện nay, khoa Răng Hàm Mặt của Bệnh viện huyện Bình Chánh có 6 nhân sự, gồm 4 bác sĩ, 1 cử nhân phục hình răng và 1 cử nhân điều dưỡng. Khoa đang không ngừng nỗ lực tập trung vào các kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú như chữa răng, nhổ răng, làm răng giả, điều trị một số bệnh vùng hàm mặt.
Nhờ đó, nhu cầu chăm sóc sức khỏe răng miệng của người dân tại huyện Bình Chánh và các vùng lân cận đang được đáp ứng ngày càng tốt hơn. Theo Giám đốc Bệnh viện huyện Bình Chánh, trong thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục đầu tư và phát triển chuyên khoa răng hàm mặt, để người dân thấy hài lòng và tin tưởng khi đến điều trị.
">100 người dân vùng ven TPHCM được bác sĩ 2 bệnh viện "tìm lại nụ cười"
Nhiều năm gắn bó với nghề điều dưỡng ở bệnh viện FV.
Cô học trò sợ máu và kim tiêm bén duyên ngành y
Cuối cấp 3, khi chăm sóc chị gái nhập viện phẫu thuật, chị Hiền từng ám ảnh trước cảnh những người bệnh đau đớn vì bệnh tật. Chị đặc biệt ấn tượng khi chứng kiến từng y bác sĩ dốc sức, dốc lòng chăm sóc chị mình cùng nhiều bệnh nhân khác khỏe lên, và mỗi khi bóng dáng chiếc áo blouse trắng xuất hiện lại nhận được rất nhiều sự tin yêu của bệnh nhân, đã thôi thúc cô học trò nuôi bệnh năm đó vượt qua nỗi sợ kim tiêm, vết máu, quyết định thi vào ngành y sau này.
Chị Nguyễn Thị Hiền vừa được bổ nhiệm là Phó giám đốc Điều dưỡng sau 20 năm làm việc tại Bệnh viện FV (Ảnh: FV). Có lẽ nghề điều dưỡng đã chọn chị khi thiếu đúng 1 điểm để vào ngành y, song lại dư điểm để học điều dưỡng và được miễn học phí 3 năm. "Không muốn việc học của mình là gánh nặng cho gia đình, tôi đã chọn nghề điều dưỡng như một cơ duyên", chị Hiền chia sẻ.
Vào top 5 sinh viên khoa điều dưỡng có điểm tốt nghiệp cao nhất khóa, ra trường năm 1995, chị Hiền được chọn làm việc tại một bệnh viện công ở TPHCM. Song, bước ngoặt lớn nhất đến với chị Hiền bắt đầu từ năm 2003, khi bén duyên cùng Bệnh viện FV .
Biến thách thức thành cơ hội phát triển sự nghiệp
Khi bước chân vào FV, chị Hiền nhận ra rằng sự chênh lệch về trình độ giữa một điều dưỡng viên được đào tạo trong nước và yêu cầu khác biệt ở môi trường quốc tế như FV là thách thức lớn. Song đó cũng là cơ hội cho bước phát triển nghề nghiệp của một điều dưỡng viên ham học hỏi như chị.
Theo đuổi chính sách chú trọng phát triển sức mạnh nội tại, Bệnh viện FV đã mời nhiều chuyên gia, bác sĩ nước ngoài về đào tạo chuyên môn cho toàn bộ y bác sĩ. Đó là điều may mắn nhất với những nhân viên mới như chị Hiền. Cũng từ những khóa đào tạo đó, chị hiểu rằng ngoài giỏi kỹ năng hành nghề, người điều dưỡng cần phải xem mình như một chuyên gia tâm lý, cần nạp đủ năng lượng lạc quan cho bản thân, từ đó mới truyền cảm hứng tích cực đến người bệnh và người nhà bệnh nhân.
Người truyền năng lượng lạc quan đến bệnh nhân
Trong suốt 20 năm làm việc tại Bệnh viện FV, chị Hiền đã trải qua nhiều khoảnh khắc khó quên với những bệnh nhân mình chăm sóc. Trong đó, có kỷ niệm với một nữ bệnh nhân mà chị gặp từ lúc cô chưa biết bệnh, xinh đẹp và đầy sức sống, đến khi nhận kết quả ung thư, rồi hóa xạ trị, phẫu thuật, di căn và tái phát. Bệnh nhân đã giấu gia đình và âm thầm một mình về Việt Nam điều trị với những nỗi sợ và phải chịu những cơn đau bất thường, khiến chị nhiều lần bật khóc nức nở.
Chị Hiền luôn sát cánh cùng bệnh nhân (Ảnh: FV) Nhiều lúc bệnh nhân không chịu dùng thuốc, không ăn uống, bỏ mặc bản thân tiều tụy. Là một điều dưỡng cận kề bệnh nhân, chị Hiền xem người bệnh như người thân, người bạn tâm giao; dành thời gian tâm sự, trò chuyện, làm điểm tựa cho cô ấy. Sau nhiều lần được chị Hiền khuyên nhủ, bệnh nhân đã chịu gặp lại chồng và người thân. Bỏ qua mặc cảm vì một bên ngực phải cắt bỏ, mái tóc dài ngày nào đã không còn, bệnh nhân dần vui vẻ hòa nhập lại cuộc sống.
Gắn bó với nghề suốt 30 năm, chị Hiền tâm niệm dù người bệnh có đứng trước cửa tử, điều dưỡng phải luôn truyền được năng lượng lạc quan, giúp bệnh nhân gạt bỏ cảm giác lo lắng, sợ hãi, bình tĩnh đón nhận cuộc sống phía trước. Với chị Hiền, những việc làm như: nhắc nhở giờ uống thuốc, đút từng muỗng cháo, thay quần áo, cắt móng tay, chải tóc gọn gàng cho người bệnh... dù nhỏ nhưng cần thiết, giúp bệnh nhân ấm lòng hơn vì cảm nhận được sự quan tâm ấm áp.
Nguồn cảm hứng để đồng nghiệp nỗ lực làm nghề
Nhắc về đồng nghiệp hơn 20 năm của mình tại FV, nữ điều dưỡng Phạm Thị Thanh cho biết: "Dù đã là quản lý, chị Hiền vẫn dành phần lớn thời gian để thăm hỏi bệnh nhân. Không chỉ theo sát hỗ trợ, chị còn là chỗ dựa, là nguồn cảm hứng để đồng nghiệp nỗ lực làm nghề".
Chị Hiền trong một buổi đào tạo các điều dưỡng trẻ tại FV (Ảnh: FV) Còn bà Lee Poh Lian, Giám đốc Điều dưỡng, quản lý của chị Hiền chia sẻ: "Khi bệnh nhân ung thư nhiễm Covid-19, nguy cơ đe dọa tính mạng rất cao, khiến họ hoảng sợ. Là điều dưỡng trưởng khi đó, chị Hiền đã khiến tôi phải suy nghĩ nhiều hơn về việc phải tạo ra môi trường sống tích cực cho bệnh nhân ung thư. Chị ấy đã túc trực chăm sóc, trấn an tâm lý, giúp bệnh nhân ung thư cùng các đồng nghiệp sống lạc quan và vượt qua Covid-19".
Gần 3 thập kỷ gắn bó với nghề, trên cương vị mới của mình là Phó giám đốc Điều dưỡng Bệnh viện FV, chị Hiền đã đồng hành cùng đội ngũ quản lý xây dựng quy trình làm việc chuẩn mực, đào tạo chuyên sâu kỹ thuật quản lý giường bệnh, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh tại Bệnh viện FV .
Không chỉ là bạn tâm giao của bệnh nhân, chị Hiền còn là đàn chị luôn theo sát hỗ trợ các điều dưỡng khác tại FV (Ảnh: FV) Nghiêm khắc nhưng linh hoạt trong xử lý tình huống, khả năng thuyết phục trong quản lý giúp chị trở thành người kết nối đội ngũ mỗi khi có căng thẳng xảy ra trong ca trực. Chị nhận được nhiều tình cảm và sự tôn trọng đặc biệt của đồng nghiệp bởi thái độ làm việc chuyên nghiệp, tận tụy.
"Niềm vui của bệnh nhân khi khỏi bệnh, cái nắm tay cảm ơn của người nhà bệnh nhân; niềm hạnh phúc vỡ òa của đội trực khi cấp cứu bệnh nhân thành công, sự tin tưởng, khích lệ của lãnh đạo bệnh viện… là động lực to lớn để tôi và đồng đội nỗ lực mang đến những điều tốt đẹp nhất có thể cho bệnh nhân và hoàn thành tốt vai trò của mình", chị Hiền xúc động nói.
">Nữ điều dưỡng gần 30 năm truyền cảm hứng, sự lạc quan cho bệnh nhân